Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 10:31

Đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông được nhận xét là “người cơ tri”, “kẻ tinh khôn”, có nhiều mưu trí, ứng phó linh hoạt

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:49

- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:35

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 9:01

Trong truyện ngắn, người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật, tình huống truyện, tả người, tả cảnh và đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể. Người kể chuyện không chỉ giới thiệu, miêu tả về nhân vật, gợi tình huống truyện mà còn đưa ra cách nhìn nhận đánh giá các nhân vật khác từ điểm nhìn của người kể chuyện Người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của chính họ. Ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về người kể, điểm nhìn trần thuật, vai trò của người kể chuyện, mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhà văn trong tác phẩm. Lựa chọn hình thức kể chuyện khác nhau, người kể đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống, mở rộng tầm khái quát hiện thực của truyện ngắn. Các hình thức kể chuyện trong truyện ngắn còn đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ truyện ngắn trung đại đến truyện ngắn hiện đại, sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật, dấu ấn cá nhân của người cầm bút. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 1:46

 Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 1:30

   Người kể chuyện là tác giả.

  
Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:53

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện là tác giả.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:11

- Người kể chuyện mang theo tâm trạng hoài niệm, bâng khuâng khi kể về Na-đi-a và về mình. Câu chuyện đó có lẽ đã đi theo “tôi” hơn nửa đời người.

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:44

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ phần kết kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của nhân vật “tôi” để nêu tâm trạng của người kể chuyện.

- Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Lời giải chi tiết:

- Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm. Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhân vật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thân bày ra trò đùa đó.

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là cảm hứng yêu thương, nhớ lại những sự việc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉ niệm. Truyện ngắn lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câu nói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tình cảm của mình đến người con gái ấy.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:57

  Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:

- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.

- Mức độ tham gia vào câu chuyện:

+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.

+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 22:19

- Nghệ thuật truyền thống của người Việt là những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần mang nét đặc trưng riêng của dân tộc ta. Đó có thể là những loại hình sân khấu truyền thống hay những nét văn hóa lâu đời vẫn còn được gìn giữ.

- Phương diện gìn giữ và lưu truyền những nét đẹp của nghệ thuật truyền thống người Việt là một phương diện đáng được quan tâm. Nghệ thuật truyền thống là một gia sản tinh thần vô giá của người Việt, việc gìn giữ và bảo tồn nó là rất cần thiết, đặc biệt là giới trẻ ngày nay cần có nhận thức kĩ hơn về vấn đề này.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:39

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:27

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)